воскресенье, 27 августа 2017 г.

Hà Nội nhớ anh



Hà nội nhớ anh rồi, biết không?
Chiều Hồ Gươm cây liễu già ủ rũ
Con mắt nhớ anh nhiều đêm không ngủ
Nỗi nhớ màu gì, mắt thao thức, mắt ơi
Hà nội nhớ anh, nhớ xanh ngắt bầu trời
Cây sấu rụng trái cuối mùa vàng ruộm
Vị chua giòn trên môi em ngọt lịm
Nỗi nhớ là...da diết môi hôn...

Hà nội nhớ anh, hoa sữa dỗi hờn
Nồng nàn thế mà em lẻ loi thế
Chiều vắng anh, lẻ đơn chiếc ghế
Bên mặt hồ chao chiếc lá thu bay...
Hà nội nhớ anh, nhớ tha thiết những ngày...
Cơn mưa vội ướt mắt em, ngõ nhỏ...
Chênh chao bước em lạnh co trước gió
Nhớ nồng nàn vòng tay ấm tìm nhau...
Bởi có anh rồi, em quên hết lo âu
Chỉ còn tiếng cười giòn tan trong nắng
Dẫu xa anh, lòng đã thôi trầm lặng
Hương cốm Vòng dịu dàng trong gió thu
Thơ Thùy Giang.

Điều kỳ diệu sau cơn mưa lớn

Tôi vừa trở về nhà sau một ngày làm việc từ công ty. Hành trình dài hơn thường lệ, bởi một trận mưa lớn trút xuống hạ tầng đường bộ Việt Nam, một trận mưa chưa từng có.
Chúng tôi rời khỏi công ty từ 18h. Giao thông trước toà nhà công ty kẹt cứng. Bước xuống đường, đông nghẹt người vì rất nhiều xe ùn tắc.
Không còn tín hiệu đèn điều khiển, tất cả đều phải hướng theo cây gậy của cảnh sát giao thông. Xe tôi xếp hàng trong hàng người bất tận, đến tận 19h mới đến được cua quẹo đầu tiên cách điểm xuất phát 1 cây số. Hệ thống đèn giao thông không hoạt động, phải ra hiệu bằng tay. Thứ tự các xe đi thẳng, quẹo trái, quẹo phải, quay đầu, chạy ngược chiều... thay đổi liên tục và chỉ được thông báo qua tiếng còi xe. Bởi ngay cả hệ thống chỉ dẫn bằng tay cũng đã vô tác dụng.
Và trong khung cảnh tưởng như sẽ vô cùng hỗn loạn ấy, lại là một sự trật tự đáng ngạc nhiên. Gần như không ai phàn nàn. Tất cả mọi người đều luồn lách rất trật tự. Không thấy sự vội vàng chen lấn như ngày thường. Mọi người nhường nhịn và thông cảm cho nhau lẫn cho những người cố tình chạy ngược chiều.
Khi tôi vừa qua khỏi cua quẹo, không còn một chỗ để lách. Dòng xe nối đuôi nhau la liệt trên đường, trong một khung cảnh tôi chưa từng chứng kiến ở đâu trên thế giới. Trên vỉa hè cũng không còn chỗ lấn. Nhưng sự thông cảm và chia sẻ được duy trì đến tận phút cuối.
Trên làn đường dành cho xe ô tô, ngày thường, sự riêng tư vô cùng được tôn trọng. Nhưng hôm nay, mọi người chia sẻ cho nhau từng khoảng trống. Ngày thường, lái xe ô tô là những người vội vàng nhất, khó tính nhất. Nhưng hôm nay, tôi chứng kiến những tài xế nhẹ nhàng nói chuyện với người đi xe máy, nhớ chen từ từ thôi, còn cẩn thận dặn lại sợ họ sốt ruột:"Bình tĩnh em ơi, coi chừng trầy xe chị".
Không có sự cáu gắt hay giục giã, mọi người vui vẻ với nhau, chia sẻ những giọt mưa ướt. Tất cả đều biết rằng mình đang là nạn nhân của một cơn mưa lớn, một cơn mưa không báo trước. Và không ai bảo ai, tất cả quyết định rằng họ sẽ cùng đoàn kết và hỗ trợ nhau dù chỉ bằng sự im lặng.
Đây là lần thứ 1000 tôi chứng kiến một khung cảnh mà tưởng như sẽ có hỗn loạn, cuối cùng lại chỉ thấy sự đoàn kết và sẻ chia.
Hàng ngày, chúng ta phải nghe rất nhiều lời phàn nàn về ý thức của người Việt. Đường sá, xe cộ đông sẽ là nơi dễ nhìn thấy những câu chuyện như thế nhất. Nào là chen lấn khi chạy xe, nào là tranh cãi quanh thái độ chạy ẩu, từ lời ăn tiếng nói đến cung cách ứng xử, chỗ nào cũng thấy "người Việt xấu xí". Ngày thường, một cái va quẹt xe, một vụ vượt đèn vàng, sẽ nhận không biết bao nhiêu nhiếc móc to tiếng.
Nhưng hôm nay, trước một cơn mưa lớn, tôi chỉ nhìn thấy hình ảnh của một dân tộc đoàn kết. Một cơn mưa phá hoại, vốn chủ đích tạo ra sự hỗn loạn, lại đẩy mọi người xích gần lại với nhau. Chính hành vi của ông trời khiến cho người Việt bộc lộ những đức tính tốt đẹp của mình: sự đoàn kết; sự sẻ chia.
Và tôi tin rằng những điều tôi đã chứng kiến ở trên đường hôm nay không phải là cá biệt, bởi tôi đã nhìn thấy tinh thần ấy hơn một lần. Tôi biết, chứ không phải tin, rằng tinh thần dân tộc của chúng ta chưa bao giờ phai nhạt.
Cơn mưa lớn chiều nay đã tắt đi được những xe máy vô tri và làm ngập những con đường vô giác, nhưng vô tình, lại bật lên ý chí đoàn kết dắt bộ lội nước của những con người Việt Nam. Đó là một cơn mưa thất bại.
Và đám đông tôi nhìn thấy, cho dù rất trật tự và nhẫn nại, lại cho thấy sẽ thật bất hạnh cho bất kỳ cơn mưa nào lăm le tấn công dân tộc này.
(Hoàng Minh Pham)

9 THÓI QUEN CỦA NGƯỜI PHƯƠNG TÂY MÀ CHÚNG TA RẤT CẦN HỌC HỎI

Người phương Tây có những thói quen và cách hành xử rất khác biệt so với người Á Đông, trong đó có người Việt Nam, nhưng rất đáng để chúng ta học hỏi. Dưới đây là 9 điều như thế.

1. NỤ CƯỜI

Người phương Tây rất thích cười. Thậm chí, đó là điều bạn sẽ trông thấy đầu tiên dù họ là người quen hay người lạ. Khi bạn đi bộ và thấy một người lạ nào đi đối diện, họ sẽ nhìn bạn và nở một nụ cười, và thậm chí hỏi: “Bạn khỏe không?”

2. CẢM ƠN VÀ XIN LỖI

Đây là 2 câu cửa miệng của người phương Tây mà có lẽ còn xa lạ đối với đại đa số người Việt. Không phải vì chúng ta kém văn minh hơn mà chúng ta có suy nghĩ khác về việc sử dụng 2 từ này.
Nếu bạn vô tình va vào một ai đó, dù là lỗi của bạn, nhưng họ cũng sẽ nói “I’m sorry”. Và khi bạn làm gì đó cho họ, họ sẽ đáp lại với câu “Thank you!”. Nhiều bạn sống lâu năm ở phương Tây khi trở về Việt Nam sinh sống và làm việc cảm thấy rất khó chịu vì môi trường Việt Nam thiếu đi điều này.

3. TƯ DUY CÁ NHÂN

Trường lớp phương Tây khuyến khích tư duy cá nhân, khác với tư duy tập thể của văn hóa Á Đông. Thậm chí, tư duy cá nhân là nền tảng trong giáo dục của họ. Mỗi cá nhân là một điều gì đó đặc biệt và không thể gom chung được.

4. VĂN HÓA ĐỌC SÁCH

Trung bình, một người phương Tây sẽ đọc tầm 4-7 cuốn sách trong một năm. Còn ở Việt Nam thì con số là 0,7. Bạn có thể hỏi: “Rồi sao? Đọc sách thì liên quan gì?”. Sách là kho tàng kiến thức, là nơi một người tìm đến để mở mang tầm nhìn của mình.
Ngành xuất bản ở phương Tây rất phát triển, khác hoàn toàn đối với ở Việt Nam. Một đất nước mà trung bình một người dân chỉ đọc 0,7 cuốn sách thì bạn nghĩ đất nước đó có đủ kiến thức để phát triển không? Mỗi người đều sẽ tự có câu trả lời.

5. KHÔNG SOI MÓI ĐỜI TƯ CÁ NHÂN

Người phương Tây chỉ tập trung vào chuyên môn của bạn, họ không quan tâm bạn là ai, từ đâu đến. Điều quan trọng nhất vẫn là năng lực của bạn. Ngược lại, người Việt Nam thường hay soi mói cá nhân và những thứ chẳng liên quan gì.

6. TƯ DUY CHỈ TRÍCH NHỮNG LÃNH ĐẠO CHÍNH TRỊ

Người phương Tây coi lãnh đạo của họ là những viên chức nhận lương bình thường như bao người khác, không hơn không kém. Họ đã nhận lương thì họ phải làm tốt công việc của mình.

7. TẦM NHÌN DÀI HẠN

Người phương Tây khi đã lên kế hoạch hay xây dựng cái gì thì họ sẽ có tầm nhìn dài hạn, ít nhất là 20 năm trở lên. Các doanh nghiệp phương Tây không bao giờ làm ăn chụp giật để kiếm lời trong ngắn hạn như người phương Đông. Họ luôn có cái nhìn lâu dài và bền vững.

8. TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT CỦA NGƯỜI KHÁC

Đây cũng là một phần của “chủ nghĩa cá nhân”. Mỗi cá nhân là một món quá đặc biệt của Thượng Đế. Họ không bao giờ ép người khác phải làm theo ý mình, trừ khi họ tự nguyện.

9. CUỐI CÙNG, VĂN HÓA “TẠI SAO?”

Người phương Tây luôn tìm hiểu và không ngừng hỏi tại sao. Họ không bao giờ ngừng suy nghĩ, cũng ít khi họ lấy bằng cấp mình đi khoe và thể hiện rằng mình hơn người khác.
Người Việt Nam vốn chịu thương chịu khó, tốt bụng, hiền hòa, nhưng cũng có những điều chúng ta cần phải học hỏi nhiều từ phương Tây. Không phải vì chúng ta thấp hơn hay cao hơn họ, mà vì những thứ trên là những yếu tốt giúp họ trở thành những quốc gia phát triển.
Sưu tầm

Cô dâu mới kể chuyện: Anh dập vỡ mật em rồi

Bây giờ chẳng nhớ bị mất trinh khi nào, hình như cái lần thằng bắt ếch ở đầm làng đè mình ra thì phải.

1. Mình nhận lời yêu, tâm hồn trĩu nặng như đeo đá. Bao nhiều lần nhận lời yêu nhẹ như lông hồng, qua rồi cái thời nông nổi. Bao nhiêu gã trai đã lừa bởi chữ yêu, ừ thì cho chúng mày lừa, được mấy choác. Lần này thì khác nhé, con bé nhà quê ơi, mày đã băm mấy nhát rồi, khóe mắt xuất hiện một lằn nhăn. Về quê đã phải nghe bài ca quen thuộc của mẹ già: “Ế đến nơi rồi con ơi, đừng làm bà tổ cô trong nhà này nhé. Cấm chỉ!”.
2. Vậy là mình đã đúng, nhận yêu lần cuối cần phải thận trọng. Trượt đợt này coi như ế chồng vĩnh viễn, những thằng khờ chết tiệt đâu hết rồi không biết, thằng yêu mình có lẽ còn sót lại từ thời tiền sử. Lạ nhỉ, hình như Thánh, Phật giúp đỡ hay sao mà thằng gà mờ đẹp trai thế này lại yêu mình chứ! Kiếp trước chắc các cụ hay cứu người nguy nan? Chuyến này thì các bác các mợ cứ là lác mắt ra nhá, gái già mấy nhát băm lấy chồng hoàng tráng, bão sắp về quê rồi, bọn đàn em sắp ngất hết rồi. Các em ơi đừng có ngất, đời người đàn bà lạ lắm… Hãy chờ đi, số phận không bị hẩm đâu.
3. Sắp tới ngày cưới. Chết tiệt thật, thằng người yêu lại tò mò rằng thì “em còn trinh không” mới bỏ mẹ chứ. Giời ạ, sao thời đại tên lửa vượt đại châu từ Nga bay sang Mỹ mấy có mấy phút đồng hồ mà nó lại quan trọng cái trinh đàn bà làm gì chứ? Chết mình rồi, bây giờ cũng chẳng nhớ bị mất trinh khi nào. Hình như cái lần thằng bắt ếch ở đầm làng đè mình ra thì phải. Hồi đó mới mười mấy tuổi, cứ nghĩ cái trinh chẳng giá trị gì, bây giờ biết bán được mấy cây vàng mới tiếc chứ. Phụ mẫu cho cả một đống tiền thì lại đem vứt đi, đãi thằng bắt ếch, ngu hơn chó!
4. Đến ngày cưới rồi. Giờ thoát ế chồng sắp điểm. Chết thật rồi. Đi vá trinh thì nó bảo rỗng như hang cua, không vá được nữa, nhục thế là cùng. Thôi đành cầu cứu mẹ vậy. Mẹ là thiên thần của đời con, mẹ đã cứu con bao nhiêu lần thoát hiểm, lần này liệu có cứu được con không, quả cuối cùng con nhờ đấy. Mẹ điện lên: “Yên tâm đi, mẹ có cách”.
5. Đêm tân hôn mẹ đưa cho mình lọ mực đỏ, bảo: “Động phòng thì đổ lọ mực này xuống tấm vải trắng dưới mông!”.
Mình làm như lời mẹ dặn. Xong việc, gã chồng bật đèn lên. Chết rồi sao lại xanh lè thế này. Mẹ đưa nhầm lọ mực xanh rồi, chết con rồi mẹ ơi. May mình nhanh trí, vội gào lên thảm thiết:
- Anh ơi là anh. Anh dập mạnh quá làm vỡ mật em rồi… Thấy không, xanh lè à…
Gã chồng sợ tái mặt, ôm lấy mình an ủi:
-Thương, anh thương nào… Lần sau anh sẽ khẽ thôi…
Thế là mình thoát hiểm!
Sưu tầm

среда, 23 августа 2017 г.

LY HÔN ĐI


Vợ chồng em ly hôn nhau cả chục lần rồi… toàn em khởi xướng. To còi mà, cứ cãi nhau phát là em gào : Ly hôn đi, tôi không muốn sống với anh nữa.
Và thường thì những lúc ấy lão chồng em đếch trả lời lại… Còn nếu ở trước mặt nhau nói câu ấy thì kiểu gì lão cũng vênh mặt: Cô viết đi tôi ký.
Em có cả xấp đơn ly hôn trong tủ, nghĩ sau này lỡ có sa ngã bỏ nhà theo trai bị chồng bỏ thì cứ lôi cả xấp ấy ra nộp luôn cho tiện.
Nói vậy vì em nghĩ chỉ khi em phản bội chồng thì mới có chuyện ly hôn thật. Chứ còn lão có theo gái thì em cũng lôi về bằng được xong hành hạ lão bằng cách khác. Dại gì ly hôn mình thiệt nhiều thứ lắm haha. Em dại trai, ly hôn xong kiểu gì lại phải kiếm thằng khác, lỡ nó còn vừa vũ phu vừa ngoại tình thì thành ra bỏ nỗi đau này để rước cái đau hơn à. Thế nên tư tưởng phải vững vàng: Giữ không được thì chuyển sang hành xác cho chết thì thôi. Không ăn được thì đừng hòng con nào được ăn. Nhớ có lần cãi nhau to lắm nhưng qua điện thoại, cách mặt nên em rất khẳng khái:
– Ly hôn mẹ nó đi, sống thêm làm gì , tôi mệt mỏi lắm rồi.
Ấn send phát nằm run… Nghĩ bụng : Chết dở, lỡ lão nhắn ok phát thì xong.
Mãi chả thấy trả lời. Cũng đành im lặng . Tận tối thấy lão nhắn:
– Bình tĩnh chưa con điên.
Em tẳng lớ cơ mà mở cờ trong bụng. May quá…
– Ai điên, tôi đang rất tỉnh táo, anh cứ đợi đấy, tôi viết đơn rồi.
Lão đáp:
– Đồ điên, đụng cái đòi ly hôn. Ly hôn xong tao ở với ai, sao ngu thế…
Thế là hết cơn. Nằm cười một mình. Lần khác, cãi nhau lúc ở nhà . Mặt em căng lên cong cớn như mặt thớt vừa mài xong ý:
– Ly hôn đi, tôi không chịu nổi con người anh nữa. Thà tôi mang tiếng không chồng còn hơn ở với anh.
Lão ức quá kiểu như bị đòi nhiều nên đáp trả:
– Đấy, giấy đấy viết đi, bố mày ký ngay và luôn
Khí em đang hừng hực, giật giấy viết luôn. Cơ mà đếch biết mẫu đơn nó như thế nào. Lão thi leo lên giường đắp chăn giả vờ ngủ. Em lên mạng search Gu gồ…
Lão nhìn thấy mỉa :
– Đồ ngu, tao đọc cho mà viết này, cần gì phải tìm.
Em cáu :
– Im mồm vào, bố mày tự viết…
Xong rồi đến đoạn lý do ly hôn, em phang thế này:
“Vì chồng tôi vũ phu, hay đánh đập vợ con, nên tôi không thể tiếp tục chung sống”.
Viết xong em đắc ý với lý do của mình… Em ký roẹt roẹt xong đưa cho lão.
– Đấy ký đi.
Lão đọc đến đoạn lý do , lão cáu…
– Lý do tn để bố mày vào tù vì tội bạo lực gia đình ah? Đéo ký…
Xong lão ném xuống đất. Em nhặt lên hỏi ngu :
– Thế lý do gì thì không đi tù
Lão nằm nhếch miệng :
– Vì tôi bị điên nên không thể tiếp tục sống với chồng tôi nữa, viết đi rồi bố mày ký. Giờ im cho bố ngủ.
Em hậm hực cất cái đơn vào tủ rồi định bụng sẽ tìm hiểu thêm cách viết rồi viết lại. Xong leo lên giường ngủ, hai đứa cứ lăn đi lăn lại, khó ngủ cái chạm vào nhau quên mẹ mất việc viết lại đơn. Lần khác , cãi nhau to lắm, lão buột miệng cút em :
– Cút về Thanh Hoá đi cho khuất mắt.
Em cú :
– Đừng có thách nhau, bố mày cút luôn.
Lần này em viết đơn rất sành sõi, đc luyện tập rồi mà. Xong em cuốn quần áo vào vali, vừa gập vừa lẩm bẩm :
– Anh tưởng anh quý báu lắm ah, trong chán ngoài thèm nhé. Đừng tưởng mình cao giá. Ngoài tôi ra đéo con nào chịu nổi anh đâu nhé.
Lão ngồi cầm điện thoại chơi game kiểu tỏ ra không quan tâm.Xong quần áo, em lôi con lợn tiết kiệm ra .
Lão liếc thấy :
– Chỉ đc mang quần áo thôi , con lợn ấy để lại, Bin để lại, cút về một mình thôi.
Em bực mình ,ném con lợn rầm cái vỡ nát. Tiền rơi bung bét ra. Cái em ngồi em đếm. Đếm xong em lảm nhảm:
– Mẹ kiếp, sao đc có bao nhiêu nhỉ, ngày nào cũng bỏ mấy trăm cơ mà.
Lão dừng chơi hỏi:
– Được bao nhiêu ?
– Tính ra phải gấp đôi chỗ này chứ, hay có trộm dùng nhíp gắp ra.
– E điên ah, nghĩ lại xem nào, lỗ bé tí này gắp sao được.
Em dạng chân ngồi đếm đi đếm lại.
– Cái thứ người chỉ thích tiền, thấy tiền là đù người ra.
Lão mỉa em, em quát :
– Im mồm, để xem đủ về Thanh Hoá sống không .
– Đéo đủ đâu , về chết đói con ạ.
Em ngẫm lúc cả tiền trong tk, cả lợn, linh tinh chả đc bao nhiêu, cái em thu gọn lại em bảo :
– Đợi bố mày dồn đủ tiền bố mày đi sau.
Lão lăn ra cười như điên :
– Uh đợi đấy mà đủ nhé, từ mai éo cho tiền nữa là hết haha
Em cay cú , nhìn lão hả hê. Lại lục đục lôi quần áo ra rồi cất cái đơn vào tủ. Lần nữa, đơn chỉn chu đủ cả hai chữ ký, em đưa lão :
– Đấy đi nộp đi.
Lão nghiêm túc cho vào cặp rồi đi làm. Em ở nhà hụt hẫng lắm:
– Chết mẹ, thế là xong rồi. Nói với bố mẹ thế nào được đây.
Thấp thỏm đợi đến tối lão về. Em lục cặp xem còn đơn không , thấy đơn bị xé thành mấy mảnh. Haha hụt hơi quá, suýt chết. Nhưng vẫn gọi vào :
– Sao nộp đơn chưa?
– Toà bảo chữ xấu quá về viết lại nên xé rồi.
St

вторник, 22 августа 2017 г.

BOT về tận giường :)

Hôm trước, chuẩn bị đi ngủ thì nhớ ra đang là cuối tháng, vậy là hắn đè vợ ra, định làm tí giải đen. Khởi động xong, chuẩn bị tăng tốc thì vợ đưa tay ra chặn lại, bảo:
- Nộp tiền đê!
- Tiền nộp từ đầu tháng rồi mà!? – hắn ngạc nhiên.
- Đó là tiền sinh hoạt hàng tháng, còn đây là phí tính theo lượt, hai loại khác nhau!
- Ở đâu ra cái phí đó?
Vợ hắn nghe vậy thì nghiêm giọng, chỉ chỉ lên hai quả bưởi “năm ngón” căng mọng trước ngực, bảo:
- Tôi mới bơm lại hai quả này mất hơn trăm củ đấy. Ông nghĩ tôi bơm để ông dùng miễn phí à? Tôi sẽ thu mỗi lần một trăm, theo hình thức BOT, tới khi đủ vốn thì thôi!
- Nhưng rõ ràng là từ lâu rồi tôi không hề đụng tới hai cái quả đó, tôi chủ yếu hoạt động ở khu vực trung tâm thôi. Tôi không có nhu cầu dùng, cô tự đi bơm rồi giờ bắt tôi nộp phí là sao?
- Không dùng là chuyện của anh, còn thu phí là chuyện của tôi. Tiền bơm là tôi đi vay ngân hàng, tôi mà không thu phí, ngân hàng nó đến nó siết bưởi của tôi à?
Hắn đem chuyện đó kể lại với bố. Bố hắn nghe xong giận tím mặt, bảo: “Yên tâm, bố đã có cách!” Rồi bố hắn mở tủ, lấy ra mấy bịch tiền lẻ mệnh giá 200 đồng đưa cho hắn... Đêm hôm ấy, và mấy đêm sau đó, hắn làm theo cách của bố: dùng tiền lẻ để trả phí cho vợ. Việc hắn đóng phí bằng tiền lẻ đã gây ra cảnh tắc “giường”: nửa đêm rồi, hai vợ chồng cứ nằm tồng ngồng trên giường đếm tiền, cãi nhau inh ỏi. Bà nội hắn – vốn đã cao tuổi và khó ngủ - nghe hai vợ chồng hắn ầm ĩ thì không chịu nổi liền đặt ra quy định là “Nếu quá 1h đêm mà hai vợ chồng vẫn “tắc giường” thì bà nội sẽ phạt vợ hắn. Vợ hắn sợ phạt, nên cứ đến 1h là phải xả trạm, để hắn nện miễn phí…
Chuyện của vợ chồng hắn vẫn diễn biến rất phức tạp và chưa có hướng xử lý thỏa đáng dù là đã được trình lên ông nội, cụ nội hắn để xin ý kiến chỉ đạo. Bố hắn thì vẫn tích trữ cả đống tiền lẻ để sẵn sàng tiếp ứng cho hắn trong cuộc chiến với vợ hắn.
Có lần hắn hỏi: “Tại sao bố ủng hộ con quyết liệt như vậy?”, bố hắn bảo: “Nếu vợ mày mà thu được phí của mày một cách ngon lành, chắc chắn mẹ mày cũng sẽ học theo và sẽ thu phí của tao, rồi tới lượt các mụ khác trong khu cũng học đòi theo, vậy là đàn ông cả cái khu này sẽ bị đè đầu, cưỡi cổ và bị bóc lột bởi chính vợ mình - những kẻ mà trước khi cưới nhau vẫn thề thốt rằng sẽ phấn đấu trở thành người vợ tốt, hết lòng phục vụ chồng như một người đầy tớ. Đàn ông ở khu ta đó. Có bị vợ bắt nạt không? Điều đó tùy thuộc hành động của mày! Chỉ thuộc vào mày mà thôi!”.
Đọc của ai đó xong thấy hay nên hắn copy up fb rồi quay sang cặp cam héo mà lẩm bẩm: đường chả tắc mà cũng bắt xả trạm
Nguồn: Hình như của FB Võ Tòng đánh mèo.

Sự thật về những status Facebook



1. Ra đường đá phải bãi cứt trâu về up ngay stt: "Cuộc đời có quá nhiều ngã rẽ, nếu lựa chọn sai lầm bạn sẽ phải trả giá!"

2. Thái hành -> "Giọt nước mắt lăn trên khóe mi, miệng nói không đau mà đôi dòng lệ cứ chảy."

3. Bị muỗi đốt chim post stt: "Trên đời này, có những lúc phải giải quyết mọi việc 1 cách thật kiềm chế và điềm đạm."

4. Mộng tinh ~> "Muốn níu giữ những giây phút hạnh phúc mãi bên mình, nhưng đó chỉ là kí ức mơ màng vuột qua."

5. Chơi gái lần đầu, out sau 30s~> "Hạnh phúc đến và đi vội vã, sung sướng chẳng là bao để rồi hụt hẫng tiếc nuối đong đầy."

6. Táo bón => "Dù hết sức để mọi thứ ra đi nhưng bất lực chịu đựng!"

7. Quay tay: "Thật Lòng a rất muốn giữ lại những giây phút hạnh phúc ấy, nhưng điều đó dường như là không thể. Nó đã vượt qua khỏi sức chịu đựng của a nên đành phải buông tay!"

8. Trim kẹp vào khóa quần: "Đôi khi nhìn những thứ quan trọng đối với mình bị kìm kẹp trong đau đớn mà ko thể làm gì vì sợ cuộc đời nhòm ngó!"

9. Đi chơi xa mắc ị không có chỗ giải quyết phải nhịn: "Đôi lúc cứ ngỡ đi xa thì những đau đớn trong lòng không còn nữa cơ mà nó vẫn cứ hiện diện đeo đuổi thật dai dẳng đã cố kìm nén nhưng sao vẫn đau thế này."

10. Đi đái xong lên đăng stt: "Xả thân cứu nước là một điều thiêng liêng,nhưng khi ko thể kềm chế được nữa, chúng ta có thể làm điều ngược lại."

11. Xem JAV: "Chỉ cần được nhìn em hạnh phúc bên người ấy là anh cảm thấy đủ rồi."

12. Chạy xe ngu bị té trầy trụa: "Trên đường đời đầy trắc trở, ai chẳng đôi lần vấp ngã. Những nỗi đau đớn dằn vặt, những vết thương đó để lại sẹo trong lòng ta suốt cả cuộc đời."

13. Ngứa trim giữa đám đông: "Hôm nay anh mới thực sự nhận ra, cảm giác gần em mà không chạm được đến em khiến đầu anh như điên dại."

14. Phang lô (đề) nhưng lại ra con sát sườn ==> "Cuộc đời thật bất công khi chỉ cho anh ở bên cạnh em chứ không có được em."

15. Bị đau bụng trong lớp nhưng éo đi được: "Những nỗi đau cứ dồn dập, nhưng mình ko thể chịu thua nó được, mình sẽ chiến đấu đến cùng, kìm nén đến cùng, ko thể để mọi người cười chê được."

ST

Bình cứu hỏa


– TOÉT…Toét …Toét!
– Ke..ét…Két….
– Xin chào anh! Anh cho kiểm tra bình PCCC!
– Ô! Em chào anh! Lại gặp anh à! Anh nhận ra em không?
– Ô! Lại gặp cái thằng này! Dạo này đi ô tô rồi à?
– Dạ em mới chuyển sang công tác ở ngành giao thông!
– Mày làm gì bên ngành giao thông?
– Dạ em lái xe cho hãng UBER!
– ÔI CÁI ĐẠP CON MÈO! Mày vui tính nhỉ? Có bình PCCC chưa ông tướng?
– Bình PCCC của em đây ạ!
– Sao nó nhẹ bẫng thế này? Trong này hình như là…ô…bình rỗng à?
– Dạ, em đọc thông tư chỉ thấy nói là phải có bình PCCC chứ có thấy nói là bình phải có bọt đâu?
– Ô cái thằng này! Mày định đùa nhà chức trách đấy à? Bình không có bọt thì không sử dụng được, mà không sử dựng được thì KHÔNG ĐƯỢC GỌI là bình PCCC!
– Anh đùa em thì có ấy! Thế bây giờ em lại hỏi anh nhé: Đây là cái ô tô đúng không?
– ĐÚNG!
– Thế nó HẾT XĂNG anh có gọi nó là cái ô tô không?
– À thằng này được! Mày lại chơi chữ với anh à? Thế anh hỏi mày nhé, thế cái ô tô hết xăng mày có sử dụng được không?
– Dĩ nhiên là không ạ!
– Thế muốn đi được thì xe mày phải CÓ XĂNG đúng không?
– Quá đúng ạ!
– Đấy nhé! Tương tự, nếu bình bọt muốn sử dụng được thì bắt buộc phải CÓ BỌT! Mời ông tướng nộp phạt …
– Anh cứ bình tĩnh, em có bình CÓ BỌT!
– HẢ! Mày có bình có bọt? Sao lúc nãy mày không đưa cụ nó ra luôn cho đỡ mất thời gian?
– Anh hỏi em bình PCCC chứ có hỏi em bình PCCC có bọt đâu? Bình đây anh kiểm tra đi!
– Chết tiệt cái thằng này …ơ…sao cái bình này… có 1 tý bọt thế này thôi à?
– Dạ đúng, em sử dụng gần hết rồi!
– Gần hết cũng không có giá trị, không được tính là bình PCCC được!
– Sao anh lằng nhằng thế nhỉ! Anh vừa bảo chỉ cần bình CÓ BỌT chứ anh có bảo cần bình ĐẦY BỌT đâu?
– Ô cái thằng thổ tả này! Anh bắt đầu mất kiên nhẫn với mày rồi đấy! Anh nói CÓ BỌT tức là ĐẦY BỌT chứ không phải SẮP HẾT BỌT! Mày đừng có lý sự nhé!
– Anh cứ bình tĩnh! Em lại hỏi anh nhé: Thế bây giờ anh có cái ô tô gần hết xăng anh có sử dụng được không?
– MK! Tao đau hết cả đầu với mày rồi đấy! Sử dụng được, nhưng không được lâu! Bây giờ anh lại hỏi mày nhé: Nếu mày muốn đi quãng đường 30 km mà xăng mày chỉ đi được 5km thì mày có đi được không?
– Tất nhiên là em không đi được!
– Đấy nhé, thế tức là bình này của mày không có tác dụng khi cháy TO có đúng không? Nào mời vào đây nộp phạt…
– Anh cứ bình tĩnh! Em có bình đầy bọt!
– ÔI CHA MẸ ÔI! Tao phát điên với mày mất! Sao mày không nói mẹ nó luôn từ đầu là mày có bình đầy bọt!
– Ô anh buồn cười nhỉ? Anh có hỏi em bình đầy bọt ngay đâu? Anh chỉ hỏi …
– THÔI THÔI! Tao không rỗi việc cãi nhau với mày! Lần này coi như nhắc nhở mày, lần sau mày phải xuất trình ngay cái bình đầy bọt và sử dụng được rõ chưa! Thôi ông đi đi cho tôi nhờ ông tướng!
– Dạ! Em chào anh! Thế mới là tình quân dân chứ anh nhỉ!
– Mà này! Mày THẦN KINH hay sao mang lắm bình PCCC thế hả?
– Dạ! Đúng là em bị THẦN KINH, ngoài ra em còn RỖI VIỆC nữa! Anh cũng cho em hỏi câu cuối: Sao các anh phát hành lắm thông tư thế?
– À, là vì …vì … cái …cái …CÚT NGAY!
Nguồn: FB Hoang Hai Nguyen

CHUYỆN TRAI GÁI


Tôi có 3 đứa con, nhưng buồn thay, toàn là con gái! Còn cái nhà hàng xóm – cách nhà tôi mỗi cái dậu mồng tơi – cũng có 3 đứa, mà lại toàn con trai. Thật mỉa mai!
Biết tôi không có con trai, tôi buồn là vậy, thế mà cái lão hàng xóm vô tâm thi thoảng lại trêu ngươi, cho 3 thằng con lão xếp hàng đái vào dậu mồng tơi, chĩa thẳng chim sang nhà tôi. Chúng đái vào dậu mồng tơi mà như đang đái vào lòng tôi vậy: xót xa vô cùng! Hình ảnh cái “dậu mồng tơi xanh rờn” đã trở nên quá đỗi quen thuộc trong thơ, trong nhạc, nhưng cái dậu mồng tơi giữa nhà tôi và nhà hàng xóm đó thì là “dậu mồng tơi đen sì” do bị tưới quá nhiều đạm, phốt pho, kali và khoáng chất đậm đặc.
Có con trai đúng là sướng thật! Những ngày lễ tết, bố con trở thành bạn nhậu, nâng chén cà kê – chứ con gái, chúng nó cắm đầu hùng hục ăn, vừa ăn vừa lèo bèo: “Bố uống ít thôi! Ăn cơm, ăn thịt đi!”. Có con trai cũng rất tiện: đi tắm quên quần sịp, gọi con trai nó mang cho, rồi mở toang cửa nhà tắm, tồng ngồng, hiên ngang đón lấy – chứ con gái thì phải nép sát vào tường, cửa hé tin hin, thò vài đầu ngón tay ra ngoài, rụt rè nhón lấy. Có con trai cũng yên tâm: trộm cướp vào nhà, mấy bố con nhảy ra đánh hội đồng – chứ con gái, vừa một mình mình kháng cự, vừa lo nếu mình gục, con gái mình sẽ bị chúng nó hiếp dâm…
Nói vậy thôi, chứ tôi và con gái cũng có một thứ có thể dùng chung, ấy là cái dao cạo râu. Hôm trước, tìm cái dao cạo râu mãi không thấy đâu, tôi cáu, quát um lên, thì đứa con gái lớn chạy từ trong buồng ra, cầm cái dao cạo trên tay, bảo: “Con trả bố đây!”. Tôi nhìn chiếc dao cạo vẫn còn vương mấy sợi lông đen sì, quăn tít thì nhăn mặt hỏi: “Mày vừa cạo cái gì đấy?”. “Dạ! Con cạo lông nách thôi mà!”. “Đúng là lông nách chứ?”. “Dạ đúng! Con thề!”. Là bố con, chẳng lẽ nó thề mình lại không tin, nhưng quả thực, tôi chưa bao giờ cạo râu mà thấy lòng hoang mang như thế…
Nhà toàn đàn bà con gái, nên cái dây phơi, dài từ đầu đến cuối sân, lúc nào cũng lủng lẳng toàn xì-líp với coóc-sê, hồng đỏ xanh vàng, đủ cả! Nhiều khi vội đi, không để ý, bị xì-líp nó đập vào mặt, coóc-sê nó quấn quanh đầu. Rồi những khi rầu rầu, bên ấm trà tầu, nhìn cái mớ xì-líp coóc-sê ấy phất phơ theo gió hiu hiu, hệt như những chiếc lá bàng già nua lay lắt trên những cành khô gầy guộc khẳng khiu trong buổi chiều đông giá rét… Buồn chẳng để đâu cho hết…
Chiều nay, tôi qua bên nhà lão hàng xóm chơi, tiện thể xin đoạn dây thép, về gia cố lại cái dây phơi (chắc treo nhiều xì-líp quá nên nó chuẩn bị đứt đến nơi). Vào nhà, tôi thấy lão hàng xóm một mình nằm rầu rĩ trên giường, mặt quay vào tường, rên hừ hừ, nghe rất đáng thương! Tôi hỏi sao thế, lão bảo bị cảm cúm mấy hôm nay, vợ lại vắng nhà, chả ai mua thuốc, nấu cháo cho ăn, nên mệt lả…
– Ông ốm mà vợ ông còn đi đâu? – Tôi hỏi bằng giọng đầy bức xúc.
– Vợ lên Hà Nội, chuộc xe cho thằng cả!
– Nó lại cắm à? Mới tuần trước thấy vợ ông lên chuộc rồi mà?
– Tuần trước là nó cắm để bắt trận Ngoại hạng Anh, tuần này, nó cắm để bắt trận C1!
– Thế bao giờ vợ ông về?
– Vợ tôi định về hôm nay, nhưng nghĩ đã là thứ 5 rồi, hai ba hôm nữa lại là cuối tuần, lại có giải Ngoại hạng Anh, nên ở lại luôn, đỡ mất công đi đi về về!
Tôi thở dài, nhìn quanh, rồi hỏi thế thằng con thứ hai nhà lão đâu, thì lão ngán ngẩm lắc đầu, bảo rằng thằng hai vừa về cạy tủ, vơ hết tiền của lão mang đi đá phò. Lão tiếc tiền lao tới, ôm chặt nó lại, nào ngờ, nó hất tay lão ra, túm lấy cổ áo lão, rồi giơ nắm đấm lên dọa. Lão điên tiết quá, quát to: “A! Thằng này láo! Mày định đánh cả bố mày hả? Đây! Bố đứng im đây! Mày có giỏi thì đánh đi!”. Kể đến đó, lão dừng lại, nhăn nhó véo một miếng bông gòn, chấm chấm lên cái môi còn đương rướm máu, sưng vều, tím bầm như dái chó…
– Thế thằng út nhà ông đâu?
– Nó đi cùng thằng hai rồi!
– Thằng út mới tí tuổi đầu, sao đã chơi được phò mà đi cùng?
– Nó đi theo xem thôi!
Đúng lúc này, có tiếng xe máy rú ga inh ỏi ngoài ngõ. Tôi hốt hoảng ngó cổ ra, thì thấy phải đến chín mười gã cởi trần, xăm trổ, ngồi trên bốn năm cái xe máy hùng hổ phóng vào: đứa vác dao, người cầm gậy, kẻ khiêng quan tài… Chúng vứt xe giữa sân, quẳng cái quan tài ngay trước cửa kêu cái “rầm”, rồi quát tháo ầm ầm:
– Thằng con trai mày vay tiền của tao, giờ nó trốn biệt rồi! Mày giấu nó ở đâu, đưa ra đây mau, không tao chém chết cả nhà!
Tôi hoảng quá, mặt mũi tái nhợt, tay chân rụng rời. Thế nhưng lão hàng xóm thì chả có biểu hiện gì cả. Lão bình thản đi ra, đứng trước mặt bọn chúng, chắp tay trước ngực, rồi quỳ thụp xuống cạnh cái quan tài, giọng bi ai:
– Trăm sự nhờ các anh! Em cũng đang muốn tìm thằng con em để chém chết bà nó đi đây, mà tìm hoài không thấy! Giờ có các anh tìm và chém nó giúp em thì tốt quá rồi! Em xin đa tạ! Chém nó xong em cũng sẽ tự tử luôn! Đang lo không có tiền mua quan tài thì các anh lại mang đến cho! Đội ơn các anh quá!
Nói rồi, lão hàng xóm nhảy luôn vào quan tài, nằm duỗi dài. Mấy thằng cởi trần xăm trổ ngơ ngác nhìn nhau, rồi chúng lao tới chỗ quan tài, ra sức lôi lão hàng xóm ra. Nhưng lão hàng xóm chơi lầy, cứ bám chặt, nằm lì ở đó. Thấy thế, thằng cầm đầu của lũ xăm trổ mới tiến tới, chắp tay trước ngực, rồi quỳ thụp xuống cạnh cái quan tài, giọng bi ai:
– Em xin anh! Anh làm ơn ra ngoài giúp để bọn em còn vác quan tài đi nhà khác, kẻo tối không xong việc thì về đại ca bọn em chém chết ạ!
Khi ấy, lão hàng xóm mới chịu lồm cồm bò ra. Mấy thằng xăm trổ vừa nãy hung hăng là thế, giờ ngoan ngoãn, cum cúp như mèo, lầm lũi bỏ đi. Ấy vậy mà lũ đó vừa đi được một lúc thì đã lại nghe tiếng xe máy rú ga ngoài ngõ, tôi lại hốt hoảng quay ra: may quá, không phải bọn chúng, mà là hai thằng con trai lão hàng xóm vừa đi đá phò về. Tuy vậy, vẻ mặt hai đứa nó cũng hung hăng không kém lũ xăm trổ vừa rồi. Chúng vứt cái xe đổ cái “rầm” ngoài sân, hùng hổ chạy vào nhà. Thật kỳ lạ, lúc này, tôi lại rất bình thản, còn lão hàng xóm thì đâm ra cuống cuồng, hoảng loạn. Tôi hỏi sao vậy, lão bảo: “Bọn xăm trổ chỉ dọa thôi! Còn hai thằng này, chúng nó làm thật đấy!”.
Quả đúng vậy! Lão hàng xóm vừa nói dứt lời thì hai thằng con lão đã xông tới, đè nghiến lão xuống giường, thằng ghì chân, thằng ấn cổ…
– Ông già! Biết điều thì nôn tiền ra!
– Mày vừa cạy tủ lấy hết rồi! Ở đâu nữa mà nôn?
– Ông tưởng tôi ngu à? Trong tủ đó chỉ là vài đồng lẻ thôi! Tôi biết ông còn tiền! Mau nôn ra!
Lão hàng xóm bị ấn cổ thì hình như khó thở, mặt lão tím bầm. Rồi bất ngờ lão vùng lên, hất ngửa hai thằng con ra, cắm đầu chạy thẳng. Hai thằng con lão sau tích tắc ngỡ ngàng thì cũng lập tức chồm dậy, tiện tay vơ luôn cái gậy, hùng hục đuổi theo…
Còn lại mỗi mình, tôi chán quá, lững thững đi về. Vừa tới nhà, tôi đã nghe tiếng ai đó thều thào gọi tôi vọng ra từ gian buồng. Tôi lò dò bước vào: thì ra là lão hàng xóm, lão đã may mắn cắt đuôi được hai thằng con, trốn vào trong đó, nằm bẹp dí chỗ góc buồng, như một con chó…
Tôi vội vàng bế lão lên giường. Mấy ngày ốm mệt, không ăn uống gì, bị đấm sưng mồm, lại vừa vẫy vùng, chạy thục mạng, nên có lẽ sức lão đã kiệt. Đứa con gái lớn nhà tôi, thấy quần áo lão bẩn, hôi hám quá, thì lột trần lão ra, lấy đồ của tôi cho lão mặc, rồi đem mớ quần áo bẩn của lão ra giếng giặt; đứa con gái thứ hai chạy đi mua dầu thoa cho lão; đứa út xuống bếp bắc nồi, nấu vội cho lão bát cháo cầm hơi…
Đón bát cháo từ tay con bé út, lão run rẩy đưa lên miệng, húp soàn soạt một hơi hết sạch. Từ khóe mắt lão chảy ra hai hàng lệ long lanh. Tôi hỏi: “Sao thế? Cháo cay quá à?, thì lão lắc đầu, bảo: “Không, cháo ngon! Chưa bao giờ được ăn bát cháo nào ngon như thế!”.
Tôi nghe vậy thì mỉm cười, thong thả bước ra sân, gió nhè nhẹ, nắng lung linh, khiến những chiếc xì-líp, coóc-sê trên dây phơi như ánh lên, phấp phới, dập dình theo gió rung rinh…
Chưa bao giờ thấy mớ xì-líp, coóc-sê nào đáng yêu như thế!
Tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo

Bài học cuối ngày :Bình an thực sự ở trong tim bạn


Giữa những phong ba bão tố cuộc đời, giữa những bộn bề gánh nặng lo toan cuộc sống, hy vọng câu chuyện Bức tranh bình yên nhất sau đây sẽ như con suối mát lành gột rửa tâm hồn và mang đến sự bình an cho bạn:
Xưa có một ông vua tổ chức một cuộc thi tìm ra người nào vẽ được bức tranh yên bình nhất. Nhiều họa sĩ đã tham gia và nộp bài. Nhà vua xem xét tất cả các bức tranh và ông chọn ra hai bức ông thích nhất. Nhưng ông vẫn phải chọn ra một bức tranh đạt giải.
Bức tranh thứ nhất vẽ một hồ nước tĩnh lặng đến mức có thể thấy những ngọn núi cao vút xung quanh soi bóng dưới hồ. Bên trên là bầu trời trong xanh, mây trắng. Đó là một bức tranh mà ai nhìn vào cũng phải mê mẩn.
Bức tranh thứ hai cũng vẽ cảnh núi, nhưng nó mấp mô và trần trụi. Bên trên là bầu trời u ám, vần vũ như sắp có mưa bão, sấm chớp. Phía dưới một ngọn núi là thác nước đổ xuống ào ào. Nhưng khi nhà vua nhìn kỹ, ông thấy bên cạnh thác nước là một bụi cây nhỏ nằm trong một kẽ đá. Trong bụi cây, một con chim mẹ đang làm tổ. Giữa thác nước đang gào thét, chim mẹ ngồi yên bình trong tổ.
Nhà vua đã chọn bức tranh thứ hai và giải thích: “Bởi vì yên bình không có nghĩa là bạn ở một nơi không có tiếng ồn, không gặp rắc rối, không phải làm việc vất vả. Yên bình là khi sống giữa tất cả những thứ đó, bạn vẫn cảm thấy bình an trong tim. Đó mới là yên bình thực sự.”
Nguồn: FB Moon August

LỜI KÊU GỌI ĐÀN ÔNG NHÂN NGÀY 8.3

Hỡi toàn thể anh em! (Hơi bị nét!)
Lại một lần nữa, cái ngày đáng sợ ấy sắp tới. Không thể thoát được nó, không thể hoãn được nó, càng không thể chạy trốn nó. Vậy chúng ta hãy đứng sát vào nhau, hãy nắm chặt tay và đối diện với nó một cách anh hùng.
Thưa anh em!
Có bất công không? Khi trong suốt cuộc đời vất vả, nặng nhọc đầy gian lao chúng ta không có một ngày dành cho mình. Đã từ lâu, cái thế giới mỏng manh này có ngày chống thuốc lá, ngày phòng si-đa, thậm chí có cả ngày cúm gà mà vẫn làm ngơ, không dành cho đàn ông một hôm nào cả.
Vì sao thế?
Vì đã từ lâu, thế giới bị phụ nữ thao túng mất rồi. Từ trong nhà ra đường phố, từ công ty tới bệnh viện, phụ nữ đã tràn ngập, đã cai quản, đã ra lệnh. Chúng ta mặc gì, chúng ta ăn gì, chúng ta đi đâu, quan hệ với ai, kiếm ra tiền và cất ở chỗ nào đều bị phụ nữ kiểm soát, bắt bớ, theo dõi và tra khảo.
Vậy phụ nữ là ai?
Về bản chất, phụ nữ cũng là con người như chúng ta. Nghĩa là cũng thích ăn, thích uống, thích vui chơi và tụ tập đàn đúm (khoản sau cùng này thì hơn hẳn). Ta thuốc lá, chị em có thuốc lá. Ta rượu, chị em có rượu. Ta cờ bạc, chị em cũng bạc cờ, ta… vân vân, chị em cũng… vân vân và vân vân.
Sở dĩ “chúng” hơn ta, làm khổ ta, hại được ta và “chúng” có những vũ khí tối tân mà chả bao giờ ta có: đấy là nước da trắng, đấy là làn môi cong, đấy là mắt bồ câu, đấy là mũi dọc dừa, là giọng nói dịu dàng và tiếng cười khanh khách như chim.
Mang những dụng cụ “giết người hàng loạt” như thế, xông vào đám đàn ông ngơ ngác, tội nghiệp, thiếu đoàn kết, phụ nữ đã xây dựng nên một chế độ hà khắc, một hoàn cảnh sống thật tội nghiệp: Bao nhiêu đàn ông bị giam cầm trong các gia đình, bị ăn, ngủ, xem ti vi và cả tắm nữa theo điều lệnh. Bao nhiêu trai trẻ bị áp tải đi chơi, bị ép phải mua quà, bị dồn vào thế phải tặng hoa, tặng bánh sinh nhật hoặc phải chờ đợi đến mềm nhũn dưới trời mưa như rất nhiều bộ phim tình cảm đã tố cáo. Bằng các thủ đoạn quỷ quyệt như nhảy múa tung tăng, chớp chớp mắt (có gắn lông mi giả) và kêu thét lên mỗi khi thấy chuột, phụ nữ làm đội ngũ đàn ông tan tác, mất hết lý trí, không còn chút sáng suốt, quên mình, quên cả tiền bạc của mình.
Bằng những mảnh vải mỏng, nhẹ, gọi là áo, bằng những miếng cắt xéo, quấn bí hiểm gọi là váy, bằng những sợi dây sặc sỡ như con giun gọi là ruy-băng, phụ nữ làm chúng ta phải đầu hàng, phải sung sướng khi bị bắt làm tù binh, thà chết (và đã chết) chứ không vượt ngục. Hậu quả chính sách hà khắc của nền cai trị chuyên chế đó là trong khi chúng ta còng lưng bên máy tính, đổ mồ hôi trong nhà xưởng thì phụ nữ ngồi chễm chệ trong tiệm gội đầu, vểnh tay làm móng hoặc ngồi gật gù quanh gánh bún riêu. Trong khi chúng ta kiệt sức vì hội thảo, vì nghe lời la mắng của sếp thì phụ nữ hào hứng lắc vòng, nằm dài trong phòng hơi nước để giảm cân. Trong khi chúng ta mất ngủ vì giá xăng dầu, giá xi măng, phụ nữ cứ vác về mà chả quan tâm tới giá tiền kem dưỡng da, kem tan mỡ và kem trị mụn.
Hỡi anh em!
Tưởng như vậy đã tột cùng, phụ nữ vẫn không dừng lại. Chả tham khảo ý kiến, chả cần tìm hiểu sức khỏe và tiền bạc của đàn ông, phụ nữ tung ra ngày 8/3 như một ngày tổng phản công cuối cùng, nhằm quét sạch những ước mong chống đối.
Trong cái ngày dài hơn thế kỷ ấy, hàng triệu thân xác gầy gò, lóng cóng tội nghiệp của anh em chúng ta sẽ phải chúi đầu vào chậu rửa chén, rụt cổ trong giỏ thức ăn mua từ chợ, lê bước trong phòng với chổi lau nhà. Trong cái ngày kinh khiếp đó, anh em sẽ giặt tã đến mười hai giờ, bổ củi đến ba giờ, rửa tủ lạnh, khua mạng nhện, đổ rác đến đêm, những lúc giải lao thì khâu quần áo.
Anh em có sống sót qua một ngày như thế không? Tôi tin là không. Nhưng nổi loạn à? Đường lối đấu tranh của chúng ta đã định hướng từ lâu là không manh động. Chạy trốn à? Chưa từng có ai chạy thoát, mà thoát là thoát đi đâu?
Vậy anh em hãy chứng tỏ sức mạnh của mình bằng cách làm thật tốt những gì phải làm, khiến phụ nữ kinh ngạc, hoảng sợ choáng váng: Nếu rửa bát, anh em hãy rửa sạch đến mức ba tuần sau vẫn không cần rửa lại. Nếu lau nhà, anh em hãy lau bóng tới mức con ruồi đậu xuống không bay nữa vì mải soi gương. Nếu đi chợ, anh em hãy mặc cả ráo riết, trả giá gắt gao, mua rẻ tới độ sau ngày này, các hàng bán cá, bán gà đều phá sản.
Tóm lại, hãy dùng “gậy bà đập lưng bà”. Hãy biến ngày 8/3 là ngày của chúng ta, khi đàn ông cười nói râm ran, í ới gọi nhau trong siêu thị và túm tụm ăn quà ngoài vỉa hè. Hãy làm cho phụ nữ tiếc đứt ruột và không có cơ hội nào trong giây phút ấy được sờ vào dụng cụ gia đình, được tắm mình trong không khí bếp núc hội hè. Hãy khiến các cô gái khắp nơi hiểu rằng chỉ có ý chí, sức mạnh và khả năng sáng tạo của đàn ông mới biến được một ngày thành một đời. Nếu có một lá cờ thêu chữ 8/3, tôi muốn anh em giật lấy nó, cầm nó xông lên và vẫy thật cao như ngọn đuốc rực lửa.
Anh em tiến lên. Chiến thắng hay là chết!
Sưu tầm

воскресенье, 20 августа 2017 г.

Đàn ông muốn gì?


Cảm thương tiếng khóc não nề của một thiếu phụ, Bụt hiện lên hỏi: Làm sao con khóc?
Thổn thức, thiếu phụ gạt nước mắt: Chồng của con là Đại gia nhưng sức hút của…kẽ hai cái chân dài mạnh quá. Nên giờ con bị mất chồng rồi ạ. Lên facebook xin thua mà nó vẫn không trả chồng cho con.
Bụt lấy làm thương lắm: để bù đắp cho mất mát của con, ta cho con 3 điều ước.
Thiếu phụ bèn ước: Con ước tất cả đàn ông Việt nhìn thấy con đều thèm muốn.
Bụt gật đầu, thiếu phụ biến thành chai bia.
Thiếu phụ hốt hoảng, không ý con là tất cả đàn ông Việt nhìn thấy con đều muốn…cắm đầu vào.
Bụt gật đầu vẫy tay một cái, thiếu phụ biến thành chiếc Mercedes.
Thiếu phụ khóc ngất, Bụt nhầm rồi, ý con là tất cả đàn ông Việt, nhất là các đại gia nhìn thấy con đều ao ước được sở hữu.
Bụt ngao ngán phẩy tay… thiếu phụ biến thành một cái trym gân guốc, vừa cong lại vừa dài.
Bụt buồn bã: Con đã sử dụng hết ba điều ước. Tiếc là đối với đàn ông còn nhiều thứ họ quan tâm hơn là đàn bà. Đàn bà chỉ có giá trị đối với đàn ông khi họ là tri kỷ. Con mất chồng vì chỉ mới làm đàn bà chứ chưa làm tri kỷ của chồng.
Còn nếu chỉ quan tâm đến đàn bà , khóc một cái lại hiện ra như Bụt, đến lúc chết cũng chỉ hóa thân thành… Dâm Bụt mà thôi.
Nguồn FB: Đai Du 😛

Cá tháng 4


Vào đúng ngày Cá tháng Tư năm ngoái, thằng em cùng ct CK mới nhờ một con bạn thân của nó làm bác sĩ viết hộ cho cái phiếu kết quả xét nghiệm dương tính với HIV để nó mang về trêu vợ nó. Vợ nó đọc xong tờ giấy đó thì lặng người, ngồi thụp xuống, ôm chân nó khóc nức nở.
Nó lúc ấy hoảng quá, nghĩ là đã đùa hơi quá, liền cúi xuống nâng vợ dậy, nhưng vợ nó nhất quyết không dậy mà cứ ôm chặt lấy chân nó, giọng nghẹn đi:
“Em xin lỗi anh! Tất cả là tại em! Đúng ra, em nên thú nhận với anh, rồi vợ chồng mình tìm cách chữa trị, hoặc ít ra là có biện pháp phòng tránh. Nhưng em sợ, sợ anh sẽ bỏ em, sẽ giết em, nên em mới im lặng! Em luôn muốn dùng bao để khỏi truyền bệnh sang cho anh, nhưng anh lại khăng khăng không muốn. Dù vậy, thì lỗi vẫn hoàn toàn thuộc về em, giờ, anh có đánh chửi, có giết chết em, em cũng xin chịu!” – nói rồi vợ nó lại vật ra đất, khóc như mưa.
Thằng em lúc này cũng hoảng rồi, bốc điện thoại gọi ngay cho dịch vụ xét nghiệm HIV tại nhà, yêu cầu nhân viên tới làm xét nghiệm thật cho cả hai vợ chồng nó luôn. Kết quả: cả hai đều âm tính, chả vấn đề gì. Nó cầm tờ kết quả xét nghiệm, ngơ ngác nhìn sang vợ, thì vợ nó cười khà khà, bảo:
“Còn non lắm! Lần sau, bỏ cái ý định lừa con này đi! Nhá!”.
Nguồn Siêu Điệp Viên sưu tầm và chỉnh sửa

Những loại người

– Thù ko cần trả, nhưng ơn thì nhất định phải trả.
” Lý Gia Thành nói:
Điều khó nhất là gì?
Vay tiền!!
Người có thể cho bạn vay tiền, nhất định là quý nhân của bạn.
Không những cho bạn vay tiền, mà còn không cần đặt ra điều kiện gì cho bạn
Chắc chắn là quý nhân trong các quý nhân.
Ngày nay, những người như vậy không còn nhiều. Nếu gặp được, nhất định phải một đời trân trọng.
Người cho bạn vay tiền khi bạn gặp khó khăn, không phải là người ta lắm tiền, mà là muốn giúp bạn một tay.
Thứ người ta cho bạn vay không phải là tiền, mà là lòng tin, sự tín nhiệm, sự khích lệ, là tin tưởng vào năng lực của bạn, là đánh cược vào bạn-của-ngày-mai.
Mong bạn bè tôi dù thế nào cũng đừng dẫm đạp lên hai chữ “thành tín”. Thất tín chính là phá sản lớn nhất của đời người! Hãy trân trọng!
Người bạn trung thực chính là tài phúc của kiếp này!
Đồng thời, xin bạn hãy nhớ
Người hay chủ động thanh toán tiền, không phải do ngu ngốc lắm tiền, mà là người ta coi bạn bè quan trọng hơn tiền bạc.
Người mà khi cùng làm việc nhóm biết bỏ qua lợi ích cá nhân, không phải do đần độn, mà là do hiểu được thế nào là chia sẻ.
Người mà khi làm việc tự nguyện chủ động làm nhiều, không phải do ngu ngốc, mà do biết được trách nhiệm.
Người sau khi cãi nhau tự xin lỗi trước, không phải do người ta sai, mà do hiểu được thứ gì mới đáng để trân trọng.
Người tự nguyện giúp đỡ bạn, không phải do nợ bạn cái gì, mà do thực sự coi bạn là bạn bè.
Người khác giúp bạn là Tình Cảm, không giúp bạn là Bổn Phận, không có thứ gì là đương nhiên phải thế.
Có bao nhiêu người xem nhẹ đạo lý đơn giản này, thì có bấy nhiêu người cảm thấy đây là điều đương nhiên phải thế.
Càng có những kẻ tự cho mình thông minh, đến mức diện mạo cũng hiện lên sự xảo trá;
Loại người này, sớm muộn cũng biến mất khỏi cái nhìn của người khác.
Người chân thành, đi là đi vào lòng người.
Người giả dối, đi là đi khuất mắt luôn.
Nếu người ta gặp nhau trong kiếp này gọi là duyên phận, vậy thì người với người sống chung được với nhau, đều dựa vào chân thành và tín nghĩa
Trở thành loại người như thế nào, đều do sự sâu sắc trong suy nghĩ của mỗi người.”
Theo FB Lil Shady